Ô nhiễm rác thải nhựa tình trạng đáng báo động

Ô nhiễm rác thải nhựa đang là một vấn đề ở mức báo động toàn cầu, trong những năm gần đây, số lượng rác thải nhựa được thải ra đại dương mỗi năm là 8,8 triệu tấn...

Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa

Ô nhiễm rác thải nhựa đang là một vấn đề ở mức báo động toàn cầu, trong những năm gần đây, số lượng rác thải nhựa được thải ra đại dương mỗi năm là 8,8 triệu tấn. Hiện tại đại dương đang có khoảng 5.250 tỉ miếng rác nhựa, nặng khoảng 269.000 tấn trôi nổi trên biển và rất nhiều lượng rác chìm sâu trong đại dương.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hạt nhựa siêu nhỏ trong 83% mẫu nước uống từ vòi và trong 93% mẫu nước uống đóng chai. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất trong đồ nhựa có nguy cơ gây mắc các bệnh như ung thư, viêm gan, dị ứng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết và vô sinh…

     >Xem thêm: Ô nhiễm môi trường và hậu quả không thể lường trước được

 


Ô nhiễm rác thải nhựa tình trạng đáng báo động

Chỉ riêng ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa thải ra biển, đứng thứ 4 trên thế giới. Các loài sinh vật biển đang có nguy cơ bị đe dọa thậm chí là tuyệt chủng bới chúng.

Mức độ nguy hiểm của rác thải nhựa
Rác thải nhựa sau khi thải ra môi trường cần ít nhất hơn 100 năm mới có thể phân hủy điều đó gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và hệ sinh thái. Rác thải nhựa sau khi sản xuất và sử dụng sẽ được thải trực tiếp vào sông, suối, ao hồ, biển, đất và gây ảnh hưởng trực tiếp với môi trường.

Cuối tháng 11/2018, dư luận thế giới xôn xao trước thông tin trong dạ dày xác một chú cá voi chứa 6kg chai lọ, túi, mảnh dép, 115 chiếc cốc…được phát hiện ở vùng biển gần đảo Kapota thuộc Công viên Quốc gia Wakatobi, ở Đông Nam đảo Sulawesi của Indonesia. Điều đó là dấy lên hồi chuông báo động đối với tất cả mọi người rằng hằng ngày hàng giờ các sinh vật biển đang bị đe dọa về mạng sống.

    >Xem thêm: Ô nhiễm nguồn nước & tình trạng đáng báo động

 


Ô nhiễm rác thải nhựa tình trạng đáng báo động

Bên cạnh đó, nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Phần lớn do khách du lịch chưa có ý thức trong hành vi của mình về việc bảo vệ môi trường và người dân sinh sống ven biển chưa có nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa sẽ tác động tới vùng biển như thế nào.

Chúng ta có thể thấy bãi biển, công viên, khu vui chơi, địa điểm du lịch như Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu,… sau mỗi dịp lễ tết là hàng ngàn túi rác vươn vãi khắp nơi gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cũng như hình ảnh của một đất nước, vất vả cho người công nhân làm sạch…

Một khi chúng ta thải rác thải nhựa ra môi trường, tất cả các loài sinh vật không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác nên chúng cứ việc ăn và hấp thụ chúng và cơ thể, từ đó con người khai thác và chế biến thành thực phẩm và ăn thì chúng ta đã đang và đầu độc chính chúng ta và con cháu chúng ta mai sau.

     >Xem thêm: Hệ sinh thái suy yếu - con người chính là tác nhân gây nên

 

Cần chung tay tuyên truyền loại bỏ rác thải nhựa

Để đối phó với vấn đề nan giải này, nhiều quốc gia đang dần loại bỏ các túi nhựa sử dụng một lần và rác thải nói chung. Ở các nước Châu Âu, việc tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị sẽ giảm thiểu lượng túi nylon không cần thiết.

Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nhằm kiểm soát và hạn chế những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Vừa qua có rất nhiều phong trào làm sạch “trước và sau” đã được đông đảo mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau ủng hộ và tham gia, trong đó có cả bạn bè quốc tế tham gia dọn sạch bãi biển với hàng trăm kí rác nhựa, Chương trình dọn sạch phòng chống rác thải nhựa với sự tham gia của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các bạn tầng lớp trẻ,… và còn rất nhiều phong trào khác.


Phong trào dọn dẹp rác thải nơi công cộng 

Ngoài ra, các đơn vị  siêu thị như Co.op Mart đã tiên phong ngưng sử dụng ống hút, ly, muỗng nhựa khuyến khích khách hàng sử dụng túi vải cũng như thay nhựa bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như lá chuối, lá sen để thay thể…

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng đồ nhựa thì ngay từ bây giờ nên cân nhắc về việc sử dụng chúng. Thay vào đó bạn có thể dùng đồ inox mang theo, túi vải để đựng thức ăn để góp phần giảm bớt nhựa.

*Cám ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hãy share bài viết tới mọi người nếu thấy nó bổ ích

Zalo

0909675855